Đây là tóm tắt khi đọc qua các chương cuốn sách “Chủ nghĩa khắc kỷ” của William B. Irvine, mỗi ngày mình sẽ cố đọc một chương và tóm tắt ngắn gọn những gì mình biết được qua chương đó. Hãy đọc cùng mình.
Mở đầu: Kế hoạch cho cuộc sống
Hãy đưa ra một câu hỏi, bạn mong muốn điều gì trong cuộc sống này ?
Vợ đẹp, con thơ, cuộc sống hạnh phúc sung túc, có thể trong đầu mọi người nảy ra suy nghĩ, tuy nhiên đó là những thứ bạn muốn trong cuộc sống, vậy còn từ cuộc sống ? Chúng ta luôn thiếu những định hướng cho cuộc sống, thay vào đó chạy theo những thứ không thiết thực gây ra những đau khổ.
Ngoài ra khi đối mặt với những vấn đề cuộc sống, sự đau khổ, đó liệu có phải là thứ bạn muốn từ cuộc sống ngoài những khoái lạc, thú vui bạn hằng mong ước, có lẽ là không. Chúng ta thường đi kèm những cảm xúc tiêu cực, hành động thiếu suy nghĩ, cẩn trọng. Chủ nghĩa khắc kỷ cho phép ta sở hữu những phẩm chất của sự chừng mực, quyết đoán, kỷ luật; nó dạy ta những triết lý sống nhằm bình thản đương đầu với mọi thứ trong cuộc sống. Tuy nhiên, đừng nghĩa rằng những con người của chủ nghĩa khắc kỉ là những người nhạt nhẽo, lãnh đạm với cuộc sống, đó sẽ là những định kiến khiến ta hiểu lầm về họ.
Cuốn sách sẽ chỉ dẫn cách thực hành chủ nghĩa khắc kỷ ngay trong đời sống, cụ thể giúp ta sắp xếp các mục tiêu cuộc sống, những thứ gì đáng để theo đuổi, liệu đó là khao khát quyền lực, danh vọng, của cải; hay là sự bình thản mà những nhà Khắc kỷ gọi là đức hạnh. Chúng ta sẽ được biết liệu đức hạnh này có giống sự bình thản vô hồn, hay là một dạng cảm xúc bình thản - trạng thái không có cảm xúc tiêu cực, như âu lo, sợ hãi; mà chỉ những cảm xúc tích cực - đặc biệt là niềm vui.
Cuốn sách sẽ nghiên cứu các kỹ thuật tâm lý đã được các nhà Khắc kỷ phát triển nhằm đạt được và duy trì sự bình thản, đồng thời sử dụng các kỹ thuật này vào cuộc sống hằng ngày, ví dụ ta sẽ cẩn thận phân biệt giữa những thứ mình có thể kiểm soát và không thể kiểm soát, từ đó không còn bận tâm đến những việc không thể kiểm soát và tập trung vào những thứ có thể.
Cuối cùng, chúng ta sẽ quan sát chính cuộc sống của mình một cách sâu sắc hơn. Chúng ta sẽ theo dõi bản thân khi thực hiện các công việc hằng ngày, sau đó suy ngẫm những điều khiến chúng ta đau khổ và tìm cách ngăn ngừa nỗi đau khổ đó.
Phần 1: Sự hình thành của chủ nghĩa khắc kỷ
Chương 1: Triết học quan tâm đến cuộc sống
Từ xa xưa, triết học đã luôn đồng hành cùng con người qua những câu hỏi như “Chúng ta sinh ra từ đâu?”, “Chúng ta là ai?”, “Tại sao lại có cầu vồng?”, “Cái gì sinh ra thế giới ? - Những vị thần”, “Vậy cái gì sinh ra những vị thần?”, … những câu hỏi triết học nhằm giải thích thế giới xung quanh - chính thứ này mà chúng ta gọi là “khoa học”.
Đó là cho tới khi sự xuất hiện của Socrates, và cái chết phi thường của ông, sự phát triển của triết học lên khắp nơi, kể cả những người dân, vì sao ? Vì Socrates đã từ bỏ nghiên cứu khoa học và tập trung vào con người hơn. Hãy nhớ tới cái tên này, người đã đưa triết học xuống mặt đất và khơi gợi những câu hỏi về con người. Làm dấy lên một câu hỏi của mỗi người, vậy triết lý sống trên cuộc đời của ta là gì, làm thế nào để đạt được những triết lý đấy.
Từ đó sự phát triển đã lan rộng khắp nơi với rất nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái lại đưa ra những triết lý khác nhau cho học sinh. Chẳng hạn, những người theo trường phái Cyrenaic cho rằng mục tiêu lớn lao của cuộc sống là trải nghiệm lạc thú, do đó ủng hộ con người tận dụng mọi cơ hội để trải nghiệm nó. Còn những người theo chủ nghĩa Yếm thế ủng hộ lối sống khổ hạnh: Họ cho rằng nếu muốn có một cuộc sống tốt đẹp thì bạn phải học cách gần như chẳng mong cầu điều gì. Trường phái Khắc kỷ rơi đâu đó giữa 2 trường phái này: Họ cho rằng con người nên tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại , bao gồm tình bạn và sự giàu sang, miễn là ta không bám chấp vào những điều tốt đẹp đó. Thực vậy, họ khuyên chúng ta nên định kỳ tạm ngưng hưởng thụ những gì cuộc đời mang lại để dành thời gian suy ngẫm về những sự mất mát của bất kể thứ gì ta đang hưởng thụ.
Mỗi người đều có thể theo những trường phái khác nhau, tùy thuộc vào tính cách và hoàn cảnh sống của cá nhân, nhưng hãy tuân theo chặt chẽ một triết lý sống tới cuối đời. Con người nên có một triết lý sống cụ thể bất kể tuân theo triết lý nào, chúng ta cũng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn so với không có một triết lý sống nhất quán.
Chương 2: Những nhà khắc kỷ đầu tiên
Trong chương này, chúng ta sẽ được nói về triết gia đã tạo ra Chủ nghĩa Khắc Kỷ là Zeno xứ Citium, ông là người đã theo học người thầy đầu tiên là Crates - một người thuộc trường phái Yếm thế.
Nói về trường phái Yếm thế, đây là trường phái được cho là của những người thông thái và khôn ngoan, họ tuân thủ chặt chẽ lối sống về đức hạnh, tránh xa khỏi những xa hoa, niềm vui, không ở trong một căn nhà nào, không tận hưởng niềm vui tình yêu, chỉ ăn mặc rách rưới. Họ xuất hiện với dáng vẻ vô cùng sắt đá và bền bỉ như vậy.
Zeno theo học trường phái Yếm thế, tuy nhiên ông cho rằng con người vẫn có thể đạt được những đức hạnh nhưng không cần phải “tránh xa những “điều tốt đẹp”. Khắc kỷ chủ trương lối sống đơn giản nhưng vẫn cho phép con người ăn ngon mặc đẹp. Họ lập luận rằng nếu tránh xa những thứ đó như những người Yếm thế, chỉ chứng tỏ rằng những thứ đó thực sự tốt đẹp, nếu họ che giấu khỏi chính mình, ắt họ sẽ thèm muốn. Các nhà Khắc kỷ tận hưởng bất kì thứ gì tốt đẹp đến với họ, nhưng họ cũng chuẩn bị tinh thần để từ bỏ những thứ đó.
Zeno cũng đã theo học thêm trường phái Megarian về logic và nghịch lý, pha trộn thêm lý thuyết triết học của Polemo và kết hợp với những lời khuyên về cuộc sống của Crates, từ đó ông tạo ra trường phái của riêng mình, vì ông hay rao giảng ở Stoia Pokile nên họ gọi những người theo trường phái của Zeno là Stoic (gọi là trường phái Khắc kỷ).
Trường phái Khắc kỉ bao gồm 3 trụ cột chính: Đạo đức, logic và vật lý. Người ta ví triết học Khắc kỷ như một cánh đồng màu mỡ, với “Logic là hàng rào bao quanh, Đạo đức là cây trồng còn Vật lý là đất”. Ở đây, vật lý chính là những sự vật, hiện tượng xung quanh ta, gọi là sự tự nhiên, Logic chính là thứ bao lại tất cả, và vai trò của Đạo đức chủ đạo trong chủ nghĩa Khắc kỉ.
Đạo đức trong chủ nghĩa Khắc kỷ không phải nói về sự đúng sai, phải trái như việc có nên phá thai hay là lúc nào được cho phép, “đạo đức” ở đây là “eudaemonistic” theo tiếng Hy Lạp là “eu” là tốt, “daemonistic” là tinh thần. Nghĩa là những thứ cho phép ta cảm thấy thoải mái về tính thần và hạnh phúc. Theo như Zeno là hãy sống thuận theo tự nhiên.
Nếu sống hoàn toàn thuận theo tự nhiên, tực là thực hành thuần thục chủ nghĩa Khắc kỷ, chúng ta sẽ trở thành những người khôn ngoan hay nhà hiền triết, theo Diogenes Laertius gọi là “thoát khỏi sự phù phiếm, bởi anh ta dưng dửng trước danh tiếng tốt hoặc xấu”.
Những nhà Khắc kỷ tiếp theo như Panaetius đã đưa chủ nghĩa này tới Rome và mở đầu cho chủ nghĩa Khắc kỷ La Mã, với nhà Khắc kỷ La Mã vĩ đại cuối cùng - Marcus Aurelius. Người Hy Lạp coi để có được giá trị đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ là sự đức hạnh, và kết quả sẽ dẫn tới sự bình thản, tuy nhiên với người La Mã thì khác, họ coi mục tiêu của chủ nghĩa Khắc kỷ là hướng tới sự bình thản.
Đối với những người Hy Lạp, họ coi việc khi một người hiểu được những gì mới thực sự tốt, và những gì cần nên theo đuổi, họ đạt được đức hạnh, và không cần phải đề cập đến kết quả phát sinh là sự bình thản. Tuy nhiên người La Mã muốn thay đổi chủ nghĩa Khắc kỷ để mọi người có mục tiêu hơn, đó chính là sự bình thản khi đưa ra các chiến lược để khiến con người đạt được nó, nói chính xác, họ đã lồng ghép sự bình thản bên ngoài đức hạnh.
Chương 3: Chủ nghĩa Khắc kỷ La Mã
Trong chương này, tác giả nêu ra một số nhà Khắc kỷ nổi bật của La Mã và một vài nét trong cuộc đời của họ. Họ là Seneca, Musonius Rufus, Epictetus và Marcus Aurelius.
Seneca được xem là cây viết tốt nhất, khi đưa ra rất nhiều bài luận, thư từ của ông gửi cho Lucilius được xem là những bài học cơ bản đầu tiên cho chủ nghĩa Khắc kỷ. Ông đã từng trải qua rất nhiều từ danh vọng cực lớn cho tới những lần làm cố vấn cho hoàng đế Nero, và cuối đời ông là cái chết đã biết trước và ông chấp nhận cái chết đó.
Musonius cũng có cuộc đời gần như Seneca, từng lên đỉnh cao về danh vọng và sau đó bị lưu đày, ông quyết định hòa mình với hòn đảo cằn cỗi nơi mình bị giam cầm và đề cao giá trị triết học của mỗi con người.
Epictetus là học trò xuất sắc nhất của Musonius, ông xuất thân là một nô lệ nhưng có học thức, cũng đưa ra những tầm quan trọng của triết học trong đời sống. Các lớp học giảng dạy của Epictetus là những giờ hỏi đáp vào trao đổi giữa thầy và trò về tất cả nhưng sự việc trong cuộc sống, họ gọi là đây là “các bài học biện chứng mời gọi các thính giả tụ xét lại bản thân”. Mối quan tâm hàng đầu của ông là nghệ thuật sống, và cách áp dụng nó lên cuộc đời mỗi người.
Cuối cùng là một nhân vật nổi bật nhất của chủ nghĩa Khắc kỷ đó là hoàng đế Marcus Aurelius, ông là hình mẫu của một vị vua hiền triết, ông hạn chế tối đa sử dụng quyền lực của mình, tôn trọng tới Viện Nguyên Lão, ông coi việc chi tiêu cho cung điện không phải là của riêng mình và hạn chế tối đa, khi cần kinh phí cho các cuộc chiến tranh, ông bán đấu giá các vật trong gia đình, áo quần, trang sức của mình thay vì tăng thuế. Trong cuộc đời của Marcus Aurelis cũng từng gặp nhiều trắc trở của một vị vua về quốc gia, dân tộc, khi mà sự bình thản của chủ nghĩa Khắc kỷ có thể hữu ích cho ông.
Chương 4: Tưởng tượng tiêu cực - Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì ?
Nếu chúng ta đôi khi dừng lại để suy ngẫm về những thứ tiêu cực. Khi đi chơi, điều gì sẽ xảy ra theo hướng tiêu cực nhất có thể ? Ai đó trong nhóm cãi nhau, chúng ta không thể tiếp tục chuyến đi, có một ai đó bị vấn đề về sức khỏe. Vậy mục tiêu đầu tiên khi tự mình tưởng tượng ra những thứ tiêu cực là lường trước những khả năng có thể xảy ra và cố gắng tránh nó.
Tuy nhiên mục tiêu của những nhà khắc kỷ khi tưởng tượng tiêu cực là lớn hơn việc lường trước và tránh né, họ đối mặt với nó. Sự thật là chúng ta sẽ luôn phải đối mặt với những nỗi đau, mất mát; không một ai có thể sống trọn đời với ta; không có thứ gì mãi mãi thuộc về ta. Những nhà khắc kỷ sẽ thỉnh thoảng suy ngẫm về những thứ đó, là lý do để họ trân trọng hơn những thứ ta đang có. Theo lập luận của họ, khi ta đã biết trước những sự mất mát, đau khổ, khi thưc sự đối mặt với nó, ta sẽ bớt cảm thấy bất hạnh đi.
Nếu một ông bố có những đứa con, ông tưởng tượng một ngày mình không thể được chơi đùa, yêu thương chúng; thử so sánh với một ông bố coi việc yêu thương con cái là hiển nhiên và chưa bao giờ nghĩ tới chúng có thể lìa xa ta. Cả 2 đều yêu thương con mình, nhưng thử giả sử trường hợp, ông bố ko hề lường trước con mình sẽ không còn, ông có thể toàn tâm toàn ý dành sự yêu thương mỗi ngày cho con, hay là nghĩ “hôm sau ta cũng có thể làm mà”. Đôi với ông bố đã có sẵn tâm lý tưởng tượng tiêu cực, ông ta sẽ cố gắng tận dụng hết những ngày hiện tại vì một mai có thể không được ở bên con cái nữa và một hệ quả nếu như chuyện xấu xảy ra, ông bố này tuy vẫn buồn vì mất con nhưng đã mãn nguyện vì đã làm mọi thứ và bớt bất hạnh hơn so với ông bố kia.
Vậy nên, để có thể đối mặt vơi những bất hạnh, ta nên “suy ngẫm” về những điều tiêu cực có thể xảy ra, tuy nhiên hãy đừng lo lắng. Những của cải vật chất xung quanh ta, ta đang tận hưởng là một sự vay mượn của Vận Mệnh, thứ có thể cho ta và tước đi của ta. Chúng ta có thể tận hưởng những thứ xung quanh, nhưng đừng bám víu vào nó, và coi nó sẽ biến mất đi; từ đó ta sẽ mạnh mẽ hơn khi gặp khổ đau.
Chương 5: Sự lưỡng phân của quyền kiểm soát - Về việc trở nên bất khả chiến bại
Trong cuộc sống ai cũng có những mục tiêu muốn đạt được, đạt được thành công có, thất bại có, nhưng liệu bạn có bao giờ nghĩ về những suy nghĩ của con người về việc hướng tới các mục tiêu. Liệu ta làm thế nào để đạt được thành công đó, liệu chúng ta thất bại thì sẽ như thế nào ?
Epictetus coi việc đạt được thành công là một phần thưởng, và ta không nên quá đặt hết nỗ lực vào phải hoàn thành mục tiêu đó bằng mọi giá. Ông khuyên chúng ta nên đặt những mục tiêu nhỏ hơn và dễ hơn, để dần dần hoàn thành mục tiêu lớn. Tuy nhiên, ông còn thay đổi cách nhìn nhận chúng ta thành công là vì sự thay đổi về nội tại, hơn là sự kì vọng vào thứ “phần thưởng đó”, vì chúng ta không nắm quyền kiểm soát hết tất cả mọi thứ.
Các nhà khắc kỷ chia những sự việc xung quanh ta thành 3 nhóm: Nhóm chúng ta hoàn toàn kiểm soát, Nhóm chúng ta không thể kiểm soát được (ví dụ trời mưa, trời nắng, lũ lụt, thiên tai, …); và nhóm chúng ta kiểm soát 1 phần. Họ khuyên ta nên tập trung hoàn toàn vào những việc có thể kiểm soát được như: tính cách, quan điểm, suy nghĩ; chúng ta là những gì chúng ta muốn trở thành; trở thành người tốt / xấu, chăm chỉ hay lười biếng, … tùy vào suy nghĩ nào tốt cho tinh thần chúng ta. Bỏ qua các việc không thể kiểm soát vì chúng ta hoàn toàn chẳng thể làm thay đổi được chúng. Nhưng đặc biệt là những việc kiểm soát 1 phần, đây là những thứ ta sẽ gặp đa số, chúng ta được khuyên là: hãy quan tâm về chúng, nhưng thận trọng đặt ra các mục tiêu nội tại.
Những việc kiểm soát 1 phần ví dụ như việc chúng ta tham gia 1 trận quần vợt, ta có thể thắng hoặc thua, không thể nào kiểm soát dù ta muốn thắng thế nào. Thay vì đặt mục tiêu phải bằng mọi giá giành chiến thắng, ta có thể chuyển hóa nó thành nhưng mục tiêu “nội tại”. Nói là nội tại, vì nó yêu cầu bên trong chúng ta cần thay đổi; ví dụ như, ta có thể suy nghĩ rằng: “Mình sẽ chơi hết mình cho trận đấu”, “Mình sẽ thực hiện thật tốt chiến thuật và những kĩ thuật cụ thể”. Những mục tiêu nội tại ta đề ra đó hoàn toàn không liên quan tới mục tiêu phải chiến thắng, nhưng nó là những thứ ta có thể làm cho bản thân, để giành chiến thắng. Còn khi chúng ta hoàn toàn thất bại, chúng ta quên đi mục tiêu bằng mọi giá phải chiến thắng, chúng ta được an ủi vì đã làm hết sức trong khả năng; và đó chính là cách chúng ta vực dậy bản thân và đối mặt với sự thật.
Leave a comment